top of page

Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc


1. Xem xét vật chứng


Xem xét, xác minh vụ việc chỉ nên áp dụng đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật hoặc đã được nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân giúp đỡ giải quyết mà các bên vẫn không thoả thuận được với nhau trong cách giải quyết tranh chấp hoặc sau khi đã nghe cả hai bên trình bày.


Việc xem xét các giấy tờ, tài liệu các bên cung cấp (hoặc các bên chưa cung cấp đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc).


2. Tìm và gặp nhân chứng


Trong quá trình xác minh, Hoà giải viên nếu thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp, thì cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và nhũng người có liên quan để tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan.


Quá trình xem xét, xác minh vụ việc đòi hỏi Hoà giải viên phải thực sự khách quan, vô tư, nhất là khi tiếp xúc với những người có lợi ích liên quan trong vụ việc tranh chấp hoặc thân quen với một bên tranh chấp.


Thông thường, những người có lợi ích liên quan đến vụ việc hoặc thân quen luôn bảo vệ những việc của bên có liên quan đã làm nên chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp mà họ có liên quan. Vì vậy, Hoà giải viên cần khéo léo đề nghị những người có liên quan cung cấp những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực.


Việc xem, xác minh nên lập thành biên bản đề làm căn cứ giải thích, thuyết phục các bên tự nguyện hoà giải.



Comments


bottom of page